Khi tới Nhật Bản du học thì ngoài việc tìm hiểu văn hoá, phong tục tập quá… thì hệ thống pháp luật, những quy định bắt buộc… là điều mà mọi du học sinh cần nắm rõ.
Trong bài viết này, hãy cùng du học Nhật Bản NKDV tìm hiểu về hệ thống luật pháp của Nhật Bản nhé.
Thông tin chung về hệ thống pháp luật tại Nhật Bản
Nhật Bản là một trong những quốc gia có hệ thống pháp luật chặt chẽ, khắt khe nhất. Tại quốc gia này, dù là một hành động nhỏ nhất cũng phải chịu trách nhiệm về mặt pháp luật.
Theo các quy định hiện hành hiện nay, luật pháp Nhật Bản đã có nhiều sự thay đổi, chỉnh sửa để phù hợp với tình hình hiện tại. Cột mốc mà các bạn du học sinh có thể tìm hiểu đó là pháp luật giai đoạn trước và sau năm 1909.
Pháp luật về việc làm – Điều mọi du học sinh cần biết
Cùng với những quy định về học tập, sinh sống thì việc làm là điều mà bất kỳ học sinh Việt nào tại Nhật Bản cũng quan tâm. Nhật Bản cũng có những quy định rất rõ về vấn đề này. Bởi vậy, việc nắm chắc và tuân thủ đúng sẽ khiến các em không bị bỡ ngỡ cũng như tránh được những vi phạm khi sống và làm việc tại đây.
Cụ thể, pháp luật về làm thêm tại Nhật Bản được quy định như sau:
Mức lương tối thiểu
Theo quy định của luật pháp Nhật Bản, mức lương trả cho người lao động phải trả mức lương tối thiểu theo quy định của luật. Trong trường hợp có ký kết hợp đồng lao động quy định tiền lương dưới mức lương tối thiểu, mức lương đó cũng trở nên vô hiệu lực. Người chủ lao động sẽ phải trả mức lương như mức lương tối thiểu đã quy định.
Hiện tại, có 2 loại mức lương tối thiểu người lao động cần nắm được đó là:
- Mức lương tối thiểu theo khu vực
- Mức lương tối thiểu đặc thù: theo ngành nghề riêng biệt…
Đối với trường hợp áp dụng cùng lúc 2 mức lương, thì mức lương tối thiểu sẽ cao hơn sẽ được áp dụng.
Quy định về thời gian làm việc
Từ năm 1987, Nhật bản đã áp dụng thời gian làm việc: 40 giờ/tuần. Việc làm quá 40 giờ/tuần, 8 tiếng/ ngày bị nghiêm cấm.
Quy định về làm thêm giờ
Trong trường hợp người lao động thỏa thuận với người sử dụng lao động và có nộp đơn Đăng ký thỏa thuận về lao động ngoài giờ/lao động vào ngày nghỉ lên sở giám sát tiêu chuẩn lao động có thẩm quyền thì người lao động sẽ được phép làm việc theo như trong thỏa thuận hợp đồng và được nhận thêm khoản tiền khác đó là tiền tăng ca.
Các khoản phụ cấp làm thêm giờ người lao động được nhận:
Đối với phụ cấp làm thêm giờ: Tối thiểu 125% tiền lương.
Được nhận thêm khoản trợ cấp 25% tiền lương cho công việc đêm muộn giữa 10h tối đến 5h sáng.
Bên cạnh đó, người lao động sẽ có thêm khoản phụ cấp ngoài giờ. Những khoản phụ cấp này có thể kể đến như: làm thêm giờ vào 1 ngày nghỉ ngơi, vào đêm khuya, làm quá 60 giờ mỗi tháng sẽ được tăng mức trợ cấp lên tới 175 % nhân viên lương.
Quy định về việc sa thải
Trong trường hợp người lao động vi phạm, người sử dụng lao động cần thông báo trước từ 30 ngày trở lên. Nếu không báo trước, người lao động có thể nhận được trợ cấp thông báo sa thải tương đương với phần lương bình quân của 30 ngày trở lên.
Đối với trường hợp thời gian báo trước không đủ 30 ngày thì sẽ được trả phần lương bình quân của những ngày thiếu đó.
Giới hạn của việc bị sa thải: Đối với trường hợp người lao động đang trong thời gian nghỉ vì tai nạn lao động hoặc vì dưỡng bệnh phát sinh trong lúc làm việc và 30 ngày sau đó, hoặc trong thời gian nghỉ thai sản và 30 ngày sau đó, người sử dụng lao động không được phép sa thải người lao động.
Để tránh vi phạm trong quá trình sinh sống, học tập, làm việc tại Nhật Bản, các bạn du học sinh cần tìm hiểu rất kỹ thông tin về pháp luật. Các em có thể tìm hiểu qua các kênh internet, báo đài hoặc các thầy cô giáo, đội ngũ hỗ trợ…
Ngoài ra để biết thêm thông tin chi tiết về pháp luật trước khi bắt đầu quá trình du học, các em học sinh có thể liên hệ với Du học Nhật Bản NKDV theo địa chỉ:
DU HỌC NHẬT BẢN NKDV – ĐỊNH HƯỚNG TƯƠNG LAI
Địa chỉ: Lô TTO1 – 37 Mon City, Ngõ 4 Hàm Nghi, Mỹ Đình 2, Nam Từ Liêm, Hà Nội
Hotline: (024) 320 64 666 – 091 232 1481 – 0989 557978
Website: https://nkdv.edu.vn/